Trung Quốc được coi là đất nước đông dân nhất thế giới, GDP đầu người của Trung Quốc cũng cao hơn Việt Nam rất nhiều. Lao động Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay với số lượng thống kê lên tới 15.310 người theo báo cáo của 63 sở LĐ-TB-XH tỉnh, TP, tính đến ngày 18-3-2020. Nhưng tại sao người lao động Trung Quốc lại làm việc ở Việt Nam nhiều vậy? Ở Trung Quốc thì thiếu gì việc mà phải sang Việt Nam làm nhỉ?
Tại sao lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm việc?
Thì sự thật đáng buồn đó là gì bạn biết không? Lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam chủ yếu là các chuyên gia, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý, đã và đang điều hành các doanh nghiệp. Và tất nhiên lao động Trung Quốc cũng là các chuyên gia cả đó, họ làm cho các nhà máy của Trung Quốc hoặc Việt Nam thuê. Trong khi đó, lao động Việt Nam đi xuất khẩu lại chủ yếu là lao động phổ thông, ít chuyên gia và lao động kỹ thuật cao, chiếm tỷ lệ từ 60-70%.
Theo Ủy ban, trong các năm 2013-2015, số lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc tăng rõ rệt, nhưng từ năm 2016 – 2017 có xu hướng giảm hơn.
Bạn có thể quan tâm:

Tính đến năm 2017, cả nước có 81.359 lao động nước ngoài đang làm việc ở các vị trí như nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và lao động khác. Trong đó lượng chuyên gia và nhà quản lý, giám đốc điều hành là chủ yếu.
Cụ thể, số lao động Trung Quốc là trên 25,1 nghìn người, chiếm khoảng 1/3 tổng lao động nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam. Nếu tính cả gần 10,5 nghìn lao động đến từ lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) thì lượng lao động từ thị trường này lên đến 35,6 nghìn người. Đứng thứ hai là Hàn Quốc với trên 14,8 nghìn người. Nhật Bản là hơn 7,7 nghìn người. Còn lại, lao động của các quốc gia khác chỉ chiếm 28,4%.
Theo Ủy ban này, sự gia tăng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam đã mang lại những tác động tích cực nhất định, như bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng kinh tế gắn với thu hút đầu tư nước ngoài,…
Do quy định thông thoáng của pháp luật về xuất nhập cảnh, những trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam theo thị thực “doanh nghiệp” không phải khai báo và làm các thủ tục khai báo với cơ quan quản lý nhà nước, gây khó khăn cho công tác quản lý.
“Hầu hết lao động sang Việt Nam làm việc rồi mới làm thủ tục cấp giấy phép lao động, trong khi theo quy định lao động người nước ngoài trước khi sang Việt Nam làm việc phải có giấy phép lao động”, Ủy ban nêu rõ bất cập.
Bạn có thể quan tâm: Số lượng lao động Việt Nam tại Trung Quốc hiện nay? Công việc của họ như thế nào?
Người Trung Quốc chuyển tiền về nước bằng cách nào?
Việc sử dụng lao động, chuyên gia người Trung Quốc đang ngày càng phổ biến đặc biệt là trong những lĩnh vực mới. Theo đó, công ty tại Việt Nam có được trả lương cho lao động nước ngoài bằng ngoại tệ không?
Về nguyên tắc thì mọi giao dịch, thanh toán… trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện bằng ngoại hối trừ trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVQH11).
Đồng thời, khoản 14 Điều 4 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN có nêu, người cư trú, người không cư trú là tổ chức được thỏa thuận và trả lương, thưởng, phụ cấp trong hợp đồng lao động bằng ngoại tệ chuyển khoản/tiền mặt cho người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài làm việc cho tổ chức đó.

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định:
Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Như vậy, căn cứ các quy định trên, công ty hay doanh nghiệp được phép thoả thuận tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt (hình thức trả lương do 02 bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng lao động).
Tham khảo thêm từ: https://vietnamnet.vn/ và https://luatvietnam.vn/
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không hỗ trợ bằng ngoại tệ thì có thể sử dụng dịch vụ chuyển tiền tại ngân hàng hoặc các đơn vị dịch vụ. DHC – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhân dân tệ CNY tại Việt Nam. DHC cam kết tỷ giá ngoại tệ RMB/VND đẹp nhất cho khách hàng. Nếu quý khách hàng cần chuyển nhanh, không lo thủ tục giấy tờ, không cần chứng minh mục đích chuyển tiền có thể liên hệ ngay tới DHC.
Hotline: 0967 487 698
Fanpage: Fb.com/chuyentienuytin
Email: logisticsdhc@gmail.com
Website: https://chuyentienuytin.com/
Địa chỉ: 38 Trần Quốc Hoàn, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Tôi là Mai Hương- hiện đang là CEO của chuyển tiền uy tín chuyentienuytin.com. Có 5 năm kinh nghiệm trong hoạt động tài chính, tôi có thể giúp bạn trao đổi, thanh toán các loại tiền tệ.